Kaizen – Thay đổi nhỏ – Thành công lớn
Lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Phương pháp tối ưu quản lý chi phí đầu tư
Value Engineering – Phương pháp tối ưu quản lý chi phí đầu tư
Khái niệm Value Engineering – Phương pháp phân tích giá trị lần được hình thành và phát triển vào những năm 40 của thập niên 90 ngay trong thế chiến thứ II tại General Electric của Mỹ. Dưới tác động của chiến tranh, công ty phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu để sản xuất vũ khí, thiết bị chiến đấu. Để khắc phục khó khăn, công ty tiến hành nghiên cứu và sử dụng những nguyên vật liệu để thay thế. Kết quả thử nghiệm đã phát hiện những nguyên vật liệu mang lại chi phí rẻ hơn và hiệu suất tốt hơn so với những linh kiện cũ.
Năm 1947, Lawrence D.Miles đã phát triển phương pháp luận dựa trên chức năng của sản phẩm và đạt được hiệu quả cao đồng thời với chi phí thấp.
Năm 1985, quy trình Value Engineering phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới : Nhật, Anh, Úc, Canada,… Tính tới thời điểm hiện tại, các quy trình Value Engineering được áp dụng rộng rãi cho các tổ chức trên toàn cầu.
Định nghĩa Value Engineering (VE)
Theo Miles, cha đẻ của khái niệm VE : VE là một hệ thống giải quyết vấn đề được thực hiện bằng việc sử dụng kỹ thuật cụ thể, dựa trên kiến thức, kỹ năng của đội, nhóm. Đó là một cách tiếp cận có tổ chức sáng tạo với mục đích loại trừ các chi phí không cần thiết mà không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính năng yêu cầu của khách hàng.
Mục tiêu áp dụng VE – phương pháp phân tích giá trị :
Việc áp dụng phương pháp phân tích giá trị sẽ giúp dự án đạt được giá trị tốt nhất cho khách hàng bằng cách tập trung vào giá trị nhiều hơn tập trung vào chi phí, nhận dạng được những chi phí không cần thiết giúp dự án đạt được sự cân bằng tối ưu giữa các yếu tố : Thời gian, chi phí và chất lượng.
Ở Việt Nam, theo khảo sát cho thấy, khái niệm Value Engineering khá còn khá mới, đa số được ở các công ty có quy mô lớn, đội ngũ nhân viên đông đảo, có kinh nghiệm làm việc trong ngành lâu năm. Nguyên nhân là do thái độ bảo thủ của đội ngũ thiết kế dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình đánh giá, phân tích dự án và kiến thức về VE…
Lợi ích khi áp dụng VE vào dự án :
- Cắt giảm chi phí dự án mà không ảnh hưởng tới hiệu suất và chất lượng
- Giúp hiểu tốt hơn về mục tiêu dự án
- Khuyến khích sự tư duy sáng tạp
- Tối ưu tổng vốn đầu tư của chủ đầu từ
- Nâng cao công năng dự án
- Vạch ra những vấn đề tồn tại và ràng buộc của dự án
- Cải thiện khả năng làm việc nhóm
Trình tự Quản lý giá trị – Value Engineering :
Gồm 4 giai đoạn :
- Lựa chọn đối tượng, thưởng bao gồm 3 phương diện rà soát thiết kế, mục tiêu đề ra, xem xét các phương án thi công, phân tích giá thành để thiết lập tổ thao tác và vạch ra kế hoạch công tác.
- Thu thập tài liệu cơ sở, tài liệu kỹ thuật về khảo sát thiết kế, tài liệu kinh tế theo yêu cầu của chủ đầu tư sau đó tiến hành phân tích và đánh giá công năng.
- Đánh giá và đề xuất phương án cải tiến
- Thực hiện và nghiệm thu, tổng thu phương án cải tiến.
Trong tình trạng thiếu thốn đồng, niken, các điện trở chịu tải và các nguyên vật liệu khác, General Electric vẫn nuôi tham vọng mở rộng sản xuất và đã đạt được những kết quả mang lại những phát kiến lớn để xây dựng, phát triển và áp dụng khái niệm Value Engineering, đặc biệt trong ngành xây dựng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.